mp3

quảng cáo

mp3

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Đến hồ Lắk huyền thoại

(BCT) - Từ độ cao 800 mét, hồ Lắk (huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk) như một món quà quý mà thiên nhiên ban tặng con người. Đó là một hồ nước lung linh soi bóng núi, bóng làng, cung cấp nguồn nước mát lành để tưới rẫy, để voi tắm và để những con thuyền độc mộc lướt trên dòng mưu sinh. Tháng 3, mùa ong lấy mật, Lắk rộn ràng cùng du khách bốn phương…

Lắk là một hồ nước rộng giữa núi rừng, được dùng đặt tên cho huyện Lắk thuộc cao nguyên Đăk Lăk. Không rộng lớn như Biển Hồ nhưng Lắk là một huyền thoại đậm chất sử thi của người bản địa. Du khách đến đây, xem Lắk như một món quà hào phóng từ thiên nhiên.

Còn người M’Nông xem đó là tấm lòng của người con trai ra đời từ sự bồng bột của nàng con gái M’Nông và Thần Lửa. Và người ta tin rằng, hồ nước rộng năm cây số vuông này là hồ không đáy. Ở tận sâu dưới lòng hồ, có một lối thông suốt nối đến tận Biển Hồ- đôi mắt của phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai).

Bao đời nay, người dân bản địa vẫn sử dụng nước hồ để mưu sinh. Cũng nhờ hồ nước này là du khách từ khắp nơi trên thế giới biết đến người M’Nông trên những chiếc thuyền độc mộc, sống yên vui dưới những mái nhà dài cùng những chú voi mạnh khỏe. Không chỉ du khách nội địa mà rất đông du khách nước ngoài đến Sài Gòn, Nha Trang, Đà Lạt rất thích cùng đội du lịch xe máy "Easy Rider" vượt đèo đi giữa đại ngàn để đến với Lắk.
Dulichgo
Người ta đến và ngủ đêm lại Lắk. Họ trú ngụ ở ngôi biệt điện vốn là nơi dừng chân của vị hoàng đế cuối cùng của nước Việt trong những chuyến đi săn, hay ở những bungalow ven hồ thơ mộng và trong lành của Lắk resort. Nhưng cũng có người thích trú cùng người bản địa dưới mái tranh của ngôi nhà dài đậm chất Tây Nguyên. Làng Jun của Lắk trở thành làng du lịch.

Người dân ngày lên nương rẫy trồng trọt, hay đi thuyền trên hồ bắt cá tôm; đêm đến trở thành những nghệ nhân chơi cồng chiêng và múa hát. Họ sống không quá vật chất nhưng rất hạnh phúc. Du khách đến đây, nhất là khách quốc tế, phải ghen tị với cuộc sống của họ và sẵn sàng bỏ tiền để trải nghiệm cuộc sống dân dã mà vô ưu này.

Người làng Jun còn sở hữu đàn voi đa số trong tổng số 65 cá thể voi nhà được thuần dưỡng tại các buôn làng trong tỉnh. Voi như một thành viên trong gia đình người M’Nông bản địa. Ngày trước, voi cùng chủ lên rẫy, lên rừng. Ngày nay, voi cùng làm du lịch với chủ. Tháng ba là tháng mùa xuân của Tây Nguyên khi vụ mùa đã xong, để bắt đầu mùa lễ hội, người làng Jun mang voi ra khu đất trống ven hồ tổ chức đua voi. Trước đó một ngày, họ tổ chức tắm voi và cầu nguyện sức khỏe cho voi. Ngày đó, voi được nghỉ ngơi và ăn uống thỏa thích.

Vào cuộc đua, voi gầm rú vang vọng cả núi rừng rồi nện những bước chân mạnh mẽ trên mặt đất để tiến về phía trước. Người ta chọn những con voi khỏe, vượt qua cuộc thi để trao giải. Các nài voi làng Jun không đánh vào đầu voi trong cuộc đua. Thay vào đó, người ta chỉ thúc vào hông để voi chạy nhanh hơn.
Dulichgo
Lắk đẹp nhất vào bình minh và hoàng hôn. Khi mặt trời còn khuất trong dãy núi Chư Yang Sin, sương khói trên hồ lơ đãng, người ta đã thấy những chiếc thuyền độc mộc trên hồ tự bao giờ, cùng chủ nhân của nó. Hồ sâu và rộng nên nguồn cá dồi dào và ngon lành. Khi đó, tiết trời như còn chớm đông. Vượt ra khỏi dãy núi là lúc mặt trời đã lên cao, cái lạnh lẽo nhường lại cho nắng ấm và nóng dần như đang mùa hạ vào giữa trưa. Lướt qua hết mặt hồ, mặt trời lại dịu vàng như mật ngọt, Lắk chuyển sang mùa thu ấm áp. Khi voi rời khỏi hồ nước trở về, những tia nắng cuối cùng lịm tắt, làng Jun lên đèn để chống lại tiết trời lạnh lẽo về đêm.

Giữa làng, ngọn lửa được đốt lên sưởi ấm. Người dân địa phương, du khách đổ về ngã ba giữa làng bên những ché rượu cần rộn ràng tiếng cồng chiêng. Làng Jun bên hồ Lắk bỗng chốc trở thành không gian của lễ hội. Điệu múa, tiếng chiêng xóa đi biên giới quốc gia, thay cho mọi ngôn ngữ để nối những trái tim đến từ khắp nơi trên thế giới. Người ta uống rượu cần, nhảy múa đến tàn lửa mới chịu ra về.

Lắk không chỉ là một danh thắng và còn chứa đựng nét văn hóa đậm chất hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên, trở thành điểm đến và trở lại của nhiều người. Chỉ đơn giản để được đắm mình trong không gian của bản làng, đi dạo ven hồ ngắm những chiếc thuyền độc mộc hay đàn voi nhởn nhơ; Lắk hay làng Jun trở thành không gian xa xỉ mà người ta phải vượt một quãng đường dài chỉ để đến với đại ngàn mà không tiếc công.

Nghỉ đêm ở Lắk

Sẽ tiếc nuối nếu không nghỉ lại một đêm ở Lắk để tận hưởng trọn vẹn cuộc sống hạnh phúc của người dân ven hồ. Lắk cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 50km theo hướng QL27 đi Lâm Đồng, qua đèo Liên Sơn là tới. Có tuyến xe buýt và xe khách đi qua. Ngoài ra, khách có thể thuê xe máy, ô tô tại thành phố để di chuyển.
Dulichgo
Lắk resort hay biệt điện, giá dưới 500.000 đồng/đêm cho phòng gia đình 3 người. Nếu ở homestay trong những ngôi nhà dài của người dân bản địa làm du lịch, du khách chỉ phải trả 100.000 đồng/khách. Thường, các nhà dài du lịch dều dành riêng cho khách cả một cái nhà dài, chủ nhà ở một khu vực khác trong khuôn viên đó để du khách cảm thấy thoải mái.

Nhưng nếu muốn trải nghiệm, bạn nên xin ở cùng nhà người dân. Khi đó, bạn sẽ được ở gian trước- khu vực trang trọng nhất của ngôi nhà. Qua khỏi tấm vách ngăn với gian trước là nơi sinh hoạt riêng của gia chủ. Mỗi gia đình nhỏ trong nhà sinh hoạt trong một không gian riêng được ngăn bởi tủ, màn thay vì đóng vách ngăn phòng. Đó là nơi riêng tư, khách không nên tò mò. Muốn tìm hiểu, nên trò chuyện với chủ nhà.

Người dân bản địa rất thân thiện và hiếu khách. Đáp lại, khách cũng phải biết trân trọng và nhã nhặn. Có thể gọi họ là người M’Nông, đồng bào hoặc người làng; đừng nên gọi chung chung là "người dân tộc". Đây cũng là một lưu ý đối với du khách khi đến bất cứ buôn làng nào của đất Tây Nguyên. Ngoài ra, khách có thể tặng quà bánh cho trẻ em nhưng đừng cho tiền bạc, vật chất giá trị.

Trong nhiều ngôi nhà homestay, chủ nhà nuôi voi ngay trong khuôn viên nhà. Dù yêu động vật như thế nào, khách cũng không nên tự ý gần gũi hoặc cho chúng ăn. Nên xin phép hoặc đến gần voi khi có mặt chủ hoặc nài voi. Vì họ điều khiển chúng để đảm bảo an toàn cho du khách. Kể cả khi ở sân voi, nơi tập kết voi du lịch, bạn có thể mua thức ăn cho chúng nhưng phải có nài voi đứng gần đó.
Dulichgo
Ngủ đêm lại làng, bạn đừng quên thức sớm để đón bình minh trên hồ Lắk, thời điểm đẹp nhất của hồ. Có thể liên hệ với người dân địa phương để theo họ ra giữa hồ mênh mông ngắm sương lãng đãng và cùng bắt cá buổi sớm để trải nghiệm đời sống gắn với thiên nhiên của người làng Jun.

Theo Thụy Du (Báo Cần Thơ)
Du lịch, GO!

Du lịch bụi Tokyo với chi phí dưới 1 triệu/ngày

(Giải trí) - Thủ đô của Nhật Bản là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Sau vài lần đến Tokyo, tôi đã thêm kinh nghiệm để có một chuyến đi tiết kiệm nhưng vẫn trải nghiệm tốt.

+ Ngủ:

Có nhiều địa điểm để các bạn có thể ngủ qua đêm ở Tokyo. Các khu vực trung tâm như Shinjuku, Akihabara, Ginza, hay Ga trung tâm Tokyo sẽ tiện lợi cho việc đi lại cũng như tham gia các hoạt động vui chơi giải trí về đêm. Tuy nhiên thông thường khi lưu trú ở các khu vực này chi phí thường khá mắc, vì vậy chúng ta có thể chọn những khu vực xa hơn một chút, chi phí rẻ hơn trong khi đi lại cũng không quá khó khăn do hệ thống tàu điện ở Tokyo khá tiện lợi.

Nếu muốn lưu trú giá rẻ, bạn nên chọn hostel ở những khu vực có bán kính cách ga Tokyo tầm 5 km, giá phòng cho 1 đêm (1 giường) khoảng 150.000-200.000 đồng.

Để tìm được giá phòng tốt, các bạn nên sử dụng các công cụ so sánh giá phòng như hotelcombined, trivago...
Dulichgo
+ Đi lại:

Để đi lại tại Tokyo, các bạn có thể sử dụng tàu điện, xe bus, taxi và đi bộ. Trong các phương tiện kể trên đi tàu điện là tiện lợi nhất, chi phí tốt nhất. Xe bus cũng là phương tiện đi lại tiện lợi, có mức giá hợp lý, tuy nhiên bị hạn chế về số tuyến đi và điểm đến hơn so với tàu điện.

Để có thể sử dụng các phương tiện đi lại các bạn nên sử dụng các app tìm phương tiện đi lại như google, rome2rio...

Giá vé thấp nhất cho một chặng đi tàu điện tầm 140-170 yen (tùy tuyến). Trong trường hợp đã lên lịch trình, xác định di chuyển nhiều, du khách có thể mua vé ngày cho tiết kiệm. Trong một ngày việc đi lại (đi bộ + tàu điện) mất tầm 1.000-1.500 yen (200.000-300.000 đồng).

+ Ăn uống:

Nếu muốn tiết kiệm, các bạn có thể ăn tại các cửa hàng tiện lợi như Family Mart, Lawson, 7Eleven...

Tuy nhiên, đôi khi ăn tại các cửa hàng đồ ăn không ngon lắm, cho trải nghiệm kém về các món ăn truyền thống Nhật Bản.
Dulichgo
Các bạn có thể thưởng thức các món ăn tại những cửa hàng ven đường hay tại các ga tàu, bến xe... Giá dao động cho mỗi phần ăn tầm 200-500 yen (khoảng 40.000-100.000 đồng), cao hơn thì tầm gần 1.000 yen (khoảng 200.000 đồng).

Bạn có thể mua nước uốngtrong cửa hàng tiện lợi, sau đó lấy nước ở các vòi uống nước công cộng, khách sạn, nhà hàng (nước ở các vòi nước tại Tokyo bao sạch nên cứ an tâm là không cần đun sôi vẫn uống được).

Trung bình mỗi ngày chi tiêu cho việc ăn uống tầm khoảng 250.000 đồng.

+ Tham quan:

Nhiều điểm tham quan tại Tokyo không tốn phí tham quan. Tùy theo nhu cầu và túi tiền, du khách có thể chọn điểm tham quan phù hợp. Nếu chưa biết nên đi đâu, bạn có thể sử dụng Tripadvisor làm công cụ gợi ý.
Dulichgo
Theo tôi, một số điểm nên đi gồm công viên Ueno, khu Akihabara, khu Ginza, khu Shinjuku, khu Harajuku, khu Odaiba, chợ cá Tsukiji, Hoàng cung, chùa Asakusa Kannon, đền thờ Meiji, tháo truyền hình Tokyo, Disneyland...

Điều quan trọng nhất đối với mỗi du khách khi đặt chân đến một vùng đất mới là sự trải nghiệm. Mỗi người sẽ có cách trải nghiệm khác nhau, phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tài chính.

Theo Tùng Lâm (Zing New)
Du lịch, GO!

TP HCM - thành phố "bị hiểu lầm nhất châu Á"

(NLĐO) - Mặc dù nhiều khách du lịch có thể bị sốc khi lần đầu đến thăm, thành phố nhộn nhịp nhất Việt Nam... nhưng đây lại là nơi được người dân địa phương yêu mến vì sự bình lặng và trật tự đáng kinh ngạc.

Không phải tự nhiên mà đài BBC (Anh) gọi TP HCM là "thành phố bị hiểu lầm nhiều nhất châu Á". Bên dưới sự ồn ã và đông đúc là một thành phố "trật tự và bình lặng", theo nhận xét của nhiều người nước ngoài từng sống ở TP HCM.

"Giao thông thật hỗn loạn. Nhưng một khi hòa vào dòng xe trên đường, những chiếc xe lại di chuyển một cách khá chậm và ổn định. Ngoài ra, bạn còn hiếm khi thấy tình trạng "điên đường" xảy ra" - anh James Clark, một người Úc sống tại TP HCM kể từ năm 2012, viết về kinh nghiệm của mình tại Việt Nam trên trang blog du lịch cá nhân Nomadic Notes.

("Điên đường" là thuật ngữ xuất phát từ phim ảnh Mỹ thập niên 50 của thế kỷ trước, dùng để mô tả tình trạng nóng giận không thể kiểm soát trong khi lái xe.)

Cô Kelsey Cheng đến từ TP Chicago - Mỹ, từng sống tại TP HCM khi làm tình nguyện viên, cũng đồng ý với ý kiến của anh Clark. "Sài Gòn là một nơi rất bình lặng bất chấp mọi sự hỗn loạn. Phong cách sống ở đây rất thoải mái và dường như mọi người luôn đến được nơi cần đến vừa kịp lúc" - cô Cheng chia sẻ.

Thành phố nhộn nhịp này là nơi các du khách có thể bắt gặp những gương mặt thân thiện, khung cảnh năng động và những món ăn ngon nhất (và cả rẻ nhất) trên hành tinh.
Dulichgo
Tuy nhiên, theo anh Matt Barker, người chuyển đến sống ở TP HCM từ Anh vào năm 2015, thì những người mới đến "cần có một khoảng thời gian để thích ứng trước khi thật sự bắt đầu hiểu rõ thành phố này".

Những đám đông hỗn loạn và hình ảnh xe máy chạy đầy đường tại TP HCM thường khiến nhiều du khách nhanh chóng nói lời tạm biệt và chuyển đến những thành phố khác của Việt Nam. Anh Barker cho rằng đây là một sai lầm. "Nếu có thời gian đi đây đó, bạn sẽ phát hiện ra rằng thành phố này tràn đầy sự lịch thiệp, tự tin và thức ăn ngon" - anh Barker nhận xét.

Anh Barker cho rằng người dân TP HCM rất trung thực và thẳng thắn, đôi khi tạo cảm giác trái ngược với sự thân thiện ở miền Bắc hay những láng giềng Đông Nam Á khác, "đặc biệt là sự nồng hậu nổi tiếng của người Thái Lan".

Mặc dù một số người có thể hiểu lầm sự thẳng thắn thành "thô lỗ" nhưng người dân Sài Thành lại cho rằng tính cách này có thể giúp mọi người dễ dàng hiểu được ý của người khác. Ví dụ như đối với người miền Bắc, "có" có thể mang nghĩa là "không" thì với người dân Sài Gòn, "không" chính là "không".

Thế hệ trẻ của TP HCM là những người rất cầu tiến. "Dường như mọi người đều muốn trở thành doanh nhân" - trích nhận xét của ông Alan Murray, một người Anh đã sống ở TP HCM hơn 10 năm. "Tất cả đều nắm chặt smartphone và có vẻ vội vã" - ông Murray nói thêm.

Mặc dù nhịp độ sống rất nhanh nhưng người dân địa phương luôn sẵn sàng chìa tay khi có người cần giúp đỡ. "Trong những ngày đầu đến đây, tôi bị lạc ở quận 3 và phải dùng wifi miễn phí để gọi một chiếc Grab bike. Lúc này, vì khá hoảng sợ nên tôi đã đưa điện thoại cho người đàn ông đứng bên cạnh và ông ấy đã nói chuyện với tài xế giúp tôi" - cô Cheng kể lại.
Dulichgo
"Tôi cứ nghĩ rằng người dân ở khu vực Trung Tây của Mỹ đã tốt bụng rồi nhưng người Việt Nam còn hơn thế nữa. Hầu như bất cứ ai cũng sẽ được người dân tại đây đối xử thân thiện" - cô Cheng nhận xét.

Anh An Duong, là người phụ trách mảng công nghệ tại công ty startup du lịch TourMega ở Việt Nam, cũng đồng tình với ý kiến này. "Người Sài Gòn là những người sẵn sàng cho mà không cần nhận lại bất kỳ thứ gì. Bạn sẽ thấy những thùng trà đá miễn phí đặt trên đường dành cho người nghèo như bác xe ôm hay chị bán hàng rong. Mọi người giúp đỡ nhau một cách tự nguyện và nhiệt tình như người trong gia đình" - anh An Duong tự hào nói.

Phương tiện tốt nhất để khám phá thành phố là xe máy vì có thể dễ dàng dừng xe, đi loanh quanh các quận khác nhau và tạt vào vô số quầy bán thức ăn phong phú.

Bún thịt nướng chính là một trong số những món ăn ưa thích của anh Barker. "Bạn có thể tìm được nơi bán tại phần lớn các góc đường rồi chỉ việc lấy ghế nhựa và ngồi xuống ăn thôi" - anh Barker nói.
Dulichgo
Trong số 24 quận của TP HCM, phần lớn người nước ngoài thích sống tại quận 1, nơi có nhiều trung tâm thương mại lớn, chợ Bến Thành sầm uất và khu phố Phạm Ngũ Lão nhộn nhịp về đêm. "Phường Đa Kao của quận 1 là nơi yêu thích của tôi vì vừa có nhiều xe bán bánh mì và các món khác trên đường vừa gần với những khu vực khác" - cô Cheng chia sẻ.

Ngoài quận 1, quận 2 nằm dọc theo sông Sài Gòn - một trong những khu dân cư mới phát triển của thành phố - cũng là lựa chọn phổ biến đối với người ngoại quốc. Không những thế, nhiều gia đình người nước ngoài sinh sống lâu năm tại Việt Nam hay có con nhỏ còn khá ưa thích khu ngoại ô hiện đại ở quận 7, nơi có nhiều trường học quốc tế và biệt thự lớn.

Về khía cạnh du lịch, TP HCM cũng là một lựa chọn lý tưởng khi rất gần với biển Vũng Tàu (cách 93 km) hay đồng bằng sông Cửu Long (cách 200 km).

Những ai muốn thoát khỏi cái nóng bức của xứ nhiệt đới có thể tìm đến Đà Lạt, nơi được xem là thành phố có mùa xuân vĩnh cửu vì khí hậu ôn hòa hay tỉnh Đắc Lắk, nơi nổi tiếng với sự đa dạng văn hóa và là vùng trồng cà phê nổi tiếng thế giới.

Ngoài ra, các chuyến bay từ TP HCM tới những địa điểm du lịch nổi tiếng châu Á khác như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Hồng Kông hay Đài Loan đều có giá khá rẻ và không mất nhiều thời gian, chỉ từ 2-3 tiếng đổ lại.
Dulichgo
Một điều đáng ngạc nhiên là giá cả sinh hoạt tại TP HCM lại hết sức phải chăng khi so sánh với các thành phố phương Tây khác, đặc biệt là trong phương diện ăn uống. Một bữa ăn bên ngoài chỉ tốn khoảng 80.000 đồng hoặc thậm chí rẻ hơn.
Theo thông tin của trang Expatistan.com, giá thuê một căn hộ studio ở TPHCM chỉ khoảng 6,8 triệu/tháng, rẻ hơn đến 85% so với căn hộ tương tự ở TP New York (Mỹ).

"Có rất nhiều cách để tiêu xài nhưng nếu thuê chỗ ở không được quảng cáo trên những trang dành cho người nước ngoài và ăn các món địa phương, bạn có thể sống tốt với số tiền dưới 1.000 USD/tháng" - anh Clark nói.

Theo Bảo Hạnh (Người Lao Động)
Du lịch, GO!

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Tàu lượn treo lớn nhất VN ra mắt tại Asia Park

(Zing) - Ngày 1/4, công viên Asia Park (thuộc Sun World, tập đoàn Sun Group) tại Đà Nẵng sẽ ra mắt trò chơi mới Queen Cobra - tàu lượn dạng treo lớn nhất Việt Nam.

Được xác lập là tàu lượn dạng treo lớn nhất Việt Nam với chiều dài đường ray lên tới 689m và có 20 chỗ ngồi, Queen Cobra nằm trong danh mục những trò chơi mạo hiểm hàng đầu thế giới. Ý tưởng xây dựng được lấy từ hình ảnh rắn hổ mang chúa dài trên 5 m tại Kerala Ấn Độ.

Queen Cobra là sản phẩm độc đáo của nhà sản xuất Vekoma (Hà Lan). Đây là thương hiệu uy tín thế giới chuyên sản xuất các trò chơi mạo hiểm hiện diện tại các công viên nổi tiếng như hệ thống công viên giải trí của Walt Disney (Disneyland), Universal Studios. Queen Cobra được thiết kế tinh xảo, đưa khách lên độ cao 34 m, lao xuống tự do với tốc độ 80 km/h với 5 vòng xoắn 360 liên tục. Trong vòng 96 giây, những đường ray xoắn tít sẽ tạo cho du khách cảm giác phấn khích chưa từng có, hứa hẹn mang tới khoảnh khắc bùng nổ, thỏa mãn tín đồ thích mạo hiểm.

Queen Cobra là tàu lượn thứ 3 mang thương hiệu hãng Vekoma mà Asia Park đang sở hữu, bên cạnh Port of Sky Treasure và Garuda Valley.

Đây là trò chơi hiện đại hơn cả, đồng thời là trò chơi lớn nhất của Asia Park tính đến nay. Queen Cobra cũng nâng tổng trò chơi ngoài trời tại Asia Park lên con số 20. Khai trương đúng dịp đầu hè, Queen Cobra mang đến những khoảnh khắc vui chơi bất tận cho du khách.

Không chỉ trải nghiệm tàu lượn dạng treo kỷ lục, Asia Park “thết đãi” du khách bằng việc miễn phí toàn khu Softplay, khu bắn súng hơi Sunblaster và 64 máy game xu xèng trong nhà.

Những trò chơi hiện đại hàng đầu thế giới sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm vui hè bất tận.
Dulichgo
Tàu điện một ray trên cao Monorail đưa bạn vào hành trình du ngoạn qua 10 quốc gia châu Á lý thú, Singapore Sling - top 10 trò chơi cảm giác mạnh nhất thế giới, tháp rơi tự do cao nhất Việt Nam Golden Sky Tower, trường đua vui nhộn Angry Motor...

Không gian xanh mướt với 5.000 cây xanh vừa được trồng mới của Asia Park trong hè này sẽ giúp các tín đồ game thỏa thích vui chơi, không ngại nắng nóng.

Đưa thêm nhiều trò chơi là nỗ lực của Asia Park trong việc không ngừng đổi mới, mang đến cho du khách khám phá mới mẻ và trải nghiệm khác biệt tại công viên văn hóa mang tầm khu vực.
Dulichgo
Cùng với hệ thống công viên, khu vui chơi giải trí trên khắp Việt Nam, tập đoàn Sun Group đang nỗ lực đóng góp vào xây dựng, phát triển hạ tầng cho ngành du lịch- ngành công nghiệp không khói.

Công viên mở cửa từ 15h30 đến 22h30. Riêng dịp nghỉ Lễ, Tết Dương lịch - Âm lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5, quốc khánh 2/9, Asia Park mở cửa từ 9h30 đến 22h30. Từ ngày 1/3 đến 31/12, Asia Park sẽ ra mắt gói sản phẩm “Thẻ Membership” áp dụng toàn quốc (trẻ em dưới 1 m miễn phí). Khi đăng ký thẻ, du khách sẽ nhận ngay ưu đãi: “Vào cổng thả ga, vui chơi thỏa sức”. Có 4 thoại thẻ được ban hành, không giới hạn lượt vào cổng: một tháng - 400.000 đồng; 3 tháng - 700.000 đồng; 6 tháng - 1 triệu đồng; một năm - 1,5 triệu đồng. Để có thông tin chi tiết, độc giả liên hệ điện thoại 02363624825/ 0911295568/0911305568, truy cập website hoặc email apc.sales@sungroup.com.vn.

Theo Giang Hoàng Nhơn (Zing New)
Du lịch, GO!

Xách balô lên và đi… Thanh Hóa!

(LĐO) - Thanh Hóa không chỉ có Sầm Sơn đông đúc, náo nhiệt mà còn có bãi biển Hải Hòa giản dị, bình yên và Nghi Sơn với những con sóng dồn dập vỗ bờ cát trải dài.

Thoải mái khám phá biển Hải Hòa

Cùng thuộc tỉnh Thanh Hóa, khác với bãi biển Sầm Sơn xô bồ, ồn ào thì biển Hải Hòa lại giản dị và yên bình.
Bãi biển Hải Hòa thuộc xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội đúng 200km. Trên các trang báo du lịch nói, ở nơi đây có rất nhiều đặc sản, người dân thật thà, thân thiện.

Hiện nay, biển Hải Hòa còn hoang sơ và thơ mộng, phù hợp với những bạn trẻ thích có những trải nghiệm mới. Những ai muốn tìm những địa điểm thật bình yên để được thư giãn và nghe tiếng sóng biển, tiếng gió thổi vào những rặng phi lao thì Hải Hòa chính là địa điểm thích hợp nhất.
Dulichgo
Bãi biển này không đông vui, nhộn nhịp như Sầm Sơn, nhưng khi đến đây du lịch, bạn sẽ không sợ ai làm phiền khi ngâm mình dưới làn nước trong xanh hay vui đùa trên bờ cát trắng.

Du khách đến với biển Hải Hòa không chỉ ấn tượng với bãi biển đẹp, nước trong vắt mà còn ấn tượng với những đặc sản biển được chế biến ngon và bắt mắt: Cua biển rang me, bề bề nướng, cá thu sốt chua ngọt…

Sáng sớm ra biển, bạn sẽ được gặp và trò chuyện với ngư dân. Họ là những con người thật thà, chất phác, không chèo kéo khách như ở những địa điểm du lịch khác. Hãy thong thả ngồi nghe họ kể về nghề đi biển, cách họ chọn hải sản ngon và cuộc sống hàng ngày bình dị của họ.

Bất ngờ với vẻ đẹp của bãi biển Nghi Sơn
Dulichgo
Cách bưu điện Tĩnh Gia – Thanh Hóa khoảng 20km, khu du lịch sinh thái Nghi Sơn cũng là một địa điểm du lịch thú vị dành cho những ai yêu thích khám phá những điều mới lạ trên dải đất hình chữ S. Tại đây, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên với bãi cát vàng trải dài và nước biển trong xanh.

Nếu như ở bãi biển Hải Hòa, từng đợt sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ, thi thoảng có vài con sóng lớn thì ở bãi biển Nghi Sơn, những con sóng như những cô nàng vô cùng cá tính – mạnh mẽ và dồn dập. Du khách đến khám phá nơi đây không khỏi trầm trồ khen ngợi: “Wow! Không ngờ ở đây không khí trong lành và bình yên đến vậy!”.

Ông Hoàng Thanh Phước (Bắc Ninh) tâm sự: “Sinh sống và làm việc ở thành phố khiến con người ta luôn phải chạy theo guồng quay. Ai không chạy được là lạc hậu so với xã hội. Thế nên, tôi cũng như bao người khác, luôn bận bịu với công việc và gia đình.
Dulichgo
Tận dụng khoảng thời gian hè, tôi và vợ con đến đây để tham quan, khám phá. Khu du lịch sinh thái Nghi Sơn này yên tĩnh lắm, đến đây, tôi và gia đình đều cảm thấy thoải mái. Các nhà nghỉ cũng đầy đủ tiện nghi, gần bờ biển có nhiều chòi lá cho những du khách muốn tận hưởng gió trời. Nhiều bạn trẻ thích chụp ảnh ở bãi đá để khoe bạn bè và gia đình của họ!”.

Bạn Ngọc Quyên (Hà Nội) chia sẻ: “Nhiều đoàn du khách lựa chọn bắt taxi từ bến xe bus vào thẳng đây cho nhanh nhưng tôi và bạn của tôi thì không thích như vậy!

Chúng tôi muốn thử cảm giác leo lên những con dốc, chụp lại những cảnh đẹp chúng tôi thấy trên đường đi. Và khi đến nơi, tôi không chỉ vui mừng vì thấy vẻ đẹp của bãi biển này mà còn vui mừng vì mình đã chinh phục được đoạn đường kia!”.

Theo Bích Ngọc (Lao Động online)
Du lịch, GO!

Nhà tộc họ của người cơ tu Tây Giang

(HTG) - Tộc người Cơtu ở Việt Nam nói chung, ở tỉnh Quảng Nam và đặc biệt là ở các huyện biên giới tỉnh Sê Koong nước bạn Lào nói riêng có một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú và đa dạng.

Trong đó nỗi bật nhất là không gian văn hóa làng, không gian văn hóa Cồng, Trống, Chiêng…..., và không gian văn hóa kiến trúc độc đáo về các loại hình nhà sàn. Xin được giới thiệu đến bạn đọc, những người quan tâm và yêu quý văn hóa Cơtu một trong nhiều nét văn hóa đặc sắc về nhà sàn truyền thống của người Cơ tu ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Đông đh’rơơng k’bhú/ tô (nhà tộc họ kiểu nhà sàn):

Đây là loại nhà sàn khá phổ biến trước và sau cách mạng tháng tám của người Cơtu phương/ người Cơtu ở vùng thấp. Hiện nay ở xã Lăng, những ngôi nhà tộc họ này tại thôn Pơr’ning, xã Lăng được Tỉnh và huyện hổ trợ cho làng này phục dựng lại những ngôi nhà tộc họ truyền thống như ngày xưa với mười nhà sàn (tương ứng với mười dòng tộc lớn trong làng) và một nhà Gươl của làng. Các nhà tộc họ này có đặc điểm cấu trúc giống nhau từ vật liệu đến cách dựng, ngày dựng và việc thờ cúng khi hoàn tất công trình.

Đông a’chuôr k’bhú/ tô (nhà tộc họ kiểu nhà dài):
Dulichgo
Đây là loại nhà tộc họ của người Cơtu dal/ người Cơtu ở vùng cao. Ngoài nhà ở riêng của từng hộ gia đình, nhà tộc họ theo kiểu nhà sàn còn có một loại nhà truyền thống đặc sắc khá phổ biến của cư dân người Cơtu ở vùng cao.

Đây cũng là một kiểu kiến trúc nhà tộc họ rất độc đáo. Do vậy mà cấu trúc của loại nhà dài này cũng có những nét khác nhà ở riêng, nhà tộc họ kiểu nhà sàn của người Cơtu ở vùng trung và vùng thấp.

Theo quan niệm xa xưa của người Cơtu ở vùng cao (bốn xã vùng cao của huyện Tây Giang), những người có quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống trong một dòng tộc lớn, nếu sống với nhau trong một ngôi nhà từ hai đến ba, bốn thế hệ thì ngôi nhà đó, người Cơtu gọi là đông A’chuôr (tức ngôi nhà dài của dòng tộc cùng một huyết thống). Đây là một kiểu nhà đặc biệt chỉ có ở miền núi Trường Sơn-Tây Nguyên. Tuy nhiên, đối với nhà dài của tộc người Cơ-tu cũng có những nét tương đồng na ná cấu trúc nhà dài của người Ê đê nhưng nếu nghiên cứu kỹ ngôi nhà dài của người Cơtu cũng rất nhiều điểm thú vị, mang đặc trưng riêng của tộc người này.

Đó là gồm nhiều gian nối kết với nhau và kéo dài tới hàng chục mét. Độ dài của nhà tuỳ thuộc vào quy mô và số bếp, số người trong gia tộc. Sàn, cột, xà nhà làm bằng các loại gỗ quý như gõ, sến, dỗi, lim…Chúng được đẽo đục rất công phu và liên kết với nhau theo kỹ thuật riêng của nghệ nhân Cơtu. Ngày xưa để dựng các công trình lớn của làng như nhà Gươl, nhà tộc họ người Cơtu thường lấy lõi cây sến, lim cứng, bền chịu lực tốt, chịu nhiệt tốt để chống mối mọt.
Dulichgo
Về sau, các lõi gỗ khan hiếm khi dựng nhà người Cơtu lấy về gỗ tươi được bao đục rất đẹp. Khi dựng các cột nếu nhà dài nhà ở riêng lên người Cơtu thường kê các cột lên các tảng đá to và vuông góc để chống ẩm, chóng mọt, làm nền móng ngôi nhà vững chắc và bề thế hơn.

Vách của nhà dài cũng giống vách của nhà ở riêng, tuy nhiên có nơi làm vách bằng tấm gỗ, xếp kín, có nơi được làm bằng tấm phên tre, nứa hoặc lồ ô… với nhiều cách đan khác nhau như đan nông đôi, nông kép làm phên vừa kín vừa tạo nên các hoa văn đường nét đều đặn và đẹp như những hoa văn trên tấm dệt thổ cẩm của người Cơtu.

Đáng chú ý là lá lợp nhà, từ xa xưa người Cơtu đã biết dùng lá cây rừng như: cây ưng poong, ưng poo, c’ree (lá cây mây rừng), a’laanh (lá cỏ tranh) …để lợp nhà ở, nhà gươl, hay nhà dài. Loại lá vừa có độ bền cao vừa mang tính thẩm mỹ để lợp các loại nhà ở của người Cơtu đó là lá cây ưng poong.

Khi vào rừng người Cơtu chọn các phiến lá không già quá cũng không non quá, cắt lấy, bó gọn và gùi về rồi ép phẳng theo từng lớp. Khi lợp, các lá cây rừng này được nối kết với nhau bằng dây mây rừng được chẻ nhỏ, gọt sạch chuốt nhẵn có độ dẽo và bền dùng để cột các lá trên liên kết với nhau tạo thành từng tấm dài tới 5 đến 10 mét. Khi lợp lên mái nhà các tấm lợp này chắp nối chồng lên nhau tạo thành mái nhà vừa dày đều vừa chắc theo một thứ tự nhất định, rất công phu, kỹ thuật đã tạo nên các mái nhà một cách phảng phiu, đẹp mắt.

Mái nhà cửa người Cơtu có độ nghiêng vừa phải và trải rộng về bề ngang, không cao như mái nhà Rông của người Ba na. Ở hai bên đầu hồi của nhà dài cũng như nhà gươl, nhà tộc họ hay nhà ở riêng của từng hộ ở của người Cơ-tu thường khắc biểu tượng hình con chim, hay con gà trống người Cơtu gọi là ta’coi. Biểu tượng cho cuộc sống luôn được bình an, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc.Dulichgo

Đây cũng là sự khẩn cầu biết ơn về loại chim K’lang B’bhé (chim đại bàng), loại chim mở đất theo truyền thuyết của tộc người Cơtu trước khi khai cơ, lập địa từ một vùng đất chết, loại chim này đã dẫn đường và đem hạt cây đến vùng đất mới giúp cộng đồng nười Cơtu tránh được dịch bệnh. Và về sau người Cơ-tu luôn lấy con chim đó làm vật tổ của mình. Thứ hai biểu tượng ta’coai nếu được khắc theo hình con gà trống nói lên sự gần gủi mật thiết giữa con người với những con vật nuôi như trâu, bò, gà, chó, mèo….mà trong nghệ thuật kiến trúc tạc hình của người Cơtu hình ảnh con người, con vật, chim thú luôn là chủ đề chính. Đây là biểu tượng đặc trưng dễ nhận biết trong tất cả các loại nhà ở truyền thống của người Cơtu.
Dulichgo
Từ những cánh dựng, cách chọn ngày giờ và bố trí cấu trúc trong các ngôi nhà truyền thống mang lối cổ truyền của tộc người Cơ tu vốn an cư, sinh sống lâu đời ở núi rừng Tây Trường Sơn huyền thoại với những kỳ tích anh hùng và huyền bí về cách đánh giặc, chống thú dữ bảo vệ núi rừng, bản làng luôn yên bình. Cộng đồng Cơ tu nơi đây còn sáng tạo ra nhiều giá trị văn hóa truyền thống hay đẹp rất cần được Đảng và Nhà nước, các cấp các ngành và cả chủ thể văn hóa nơi đâ, nhất là lớp thế hệ trẻ quan tâm hơn nữa trong việc khôi phục, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá và phát huy các giá trị văn hóa đó phát huy hết hiệu quả, tiềm nằm vốn có của mình trong một tương lai gần!.

Theo Cổng TTĐT huyện Tây Giang
Du lịch, GO!

Độc đáo đặc sản “đèn pha đại dương” ở Phú Yên

“Đèn pha đại dương”, đó là cái tên mỹ miều mà người dân đặt cho món mắt cá ngừ đại dương, đặc sản có một không- hai của vùng biển Phú Yên. Phần mắt cá tưởng như không có giá trị, nhưng đây lại là món ăn gắn liền với đời sống ẩm thực của người Phú Yên.

Phú Yên là vùng đất được biển cả hết mực ưu ái khi vừa có khung cảnh tuyệt đẹp lại có những món ăn vô cùng hấp dẫn. Nơi đây được ví như “thủ phủ cá ngừ đại dương” vì ngư dân làng biển Phú Câu (Tuy Hòa) là những người đầu tiên phát triển nghề câu loại cá này vào năm 1994.

Cá ngừ đại dương thường nặng từ 40-50 ký nên cầu mắt cũng khá to, có trọng lượng khoảng 100-200gr/ mắt. Ban đầu, khi làm cá, người ta thường bỏ mắt. Nhưng thấy mắt cá ngừ quá to, bỏ phí thì rất uổng nên người dân kỳ công tìm cách chế biến, cuối cùng đã làm nên một món ăn với hương vị độc đáo không nơi nào có được.
Dulichgo
Tuy khiến nhiều thực khách e ngại vì hình dáng. Thế nhưng, một khi đã thử qua món mắt cá ngừ, bạn chắc chắn sẽ còn mãi vương vấn. Số lượng mắt cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên chỉ đủ cung cấp cho các quán ăn địa phương, những nơi khác nếu có thì cách chế biến cũng khó lòng so bì.

Mắt cá có thể chế biến nhiều món, nhưng ngon nhất vẫn là tiềm thuốc Bắc. Thố tiềm phải là thố có miệng nhỏ, làm bằng đất sét mới có thể giữ được độ nóng ấm và hương vị của món ăn.

Khó nhất trong chế biến là việc khử mùi. Mắt cá ngừ tươi mang về được chần qua nước muối nấu sôi, sau đó rửa sạch, lấy các gân máu rồi mang đi hấp với lá dứa, sả, gừng để ngấm đủ mùi hương và giảm mùi tanh. Tiếp theo sau khâu khử mùi, mắt cá được ướp với các loại gia vị và một số vị thuốc Bắc.

Sau thời gian ướp chừng hơn 30 phút, mắt cá được xếp vào thố, trên cùng là hành lá cắt ngắn và hành tím cắt khoanh. Muốn thố mắt cá ngừ ngon hơn, nhiều đầu bếp còn chèn vào ít thịt hoặc lườn cá ngừ trước mang đi chưng cách thủy khoảng gần một giờ đồng hồ.

Do có vị tanh nên mắt cá ngừ đại dương tiềm thuốc Bắc cần được dùng lúc còn nóng. Tại Phú Yên, mắt cá ngừ đại dương được xem là món ăn chơi nên ít ai dùng với cơm trắng mà chỉ ăn kèm với cải bẹ xanh xắc nhuyễn, bánh đa nướng nóng giòn và chén nước tương cay.
Dulichgo
Giữa tiết trời lúc nào cũng mát rượi nhờ gió biển thì việc húp một chút nước dùng, cắn một miếng táo tàu và thưởng thức mắt cá... sẽ khiến bạn cảm nhận rõ văn hóa ẩm thực của người dân địa phương. Mắt cá ngừ khi ăn hơi bùi bùi, béo béo, nhiều người còn cho thêm đậu phộng, bánh tráng vào ăn cùng.

Để giữ nóng lâu hơn cho món “đèn pha đại dương”, người ta thường để chiếc thố sành lên một đĩa sứ, chế vào đĩa một ít cồn rồi bật lửa cho cháy lên, tạo hình ảnh rất ấn tượng cho thực khách trước khi thưởng thức.

Mắt cá ngừ to gần bằng nắm tay người lớn, có vị béo dễ gây ngán nên người ăn khỏe lắm cũng chỉ dùng được chừng 2 phần. Tuy nhiên, theo chia sẻ của người dân địa phương, chỉ cần ăn một phần mắt cá là đã cảm nhận được nét độc đáo của món ăn này.

Trước đây, mắt cá ngừ đại dương được xem là món ăn chơi. Nhưng ngày nay, món ăn đã trở thành một trong những đặc sản hàng đầu mà Phú Yên giới thiệu với bạn bè khắp nơi. Du khách đến thăm thú Phú Yên, dù đi đến hàng quán vỉa hè hay các khách sạn năm sao, chỉ cần yên cầu món “đèn pha đại dương” thì đều có thể được đáp ứng.

Trong các cuộc thi ẩm thực ở Phú Yên hàng năm, nhiều đầu bếp cũng đem đến cách chế biến mới lạ, độc đáo cho món ăn này.
Dulichgo
Mắt của loài cá ngừ được ví như đèn pha của đại dương vì chúng có khả năng nhìn rất xa. Bên cạnh đó, món ăn có giá trị dinh dưỡng cao vì giàu omega3 và DHA, rất tốt cho mắt và trí não. Người kém thị lực hay có các bệnh về mắt nên ăn nhiều mắt cá ngừ đại dương kèm với gan của nó để chữa khỏi bệnh của mình.

Năm 2014, món cá ngừ đại dương của Phú Yên lọt vào top 10 đặc sản hải sản nổi tiếng của Việt Nam do Hội Kỷ lục gia Việt Nam bình chọn.

Theo Hoàng Ngọc (Vietnamtourism.com)
Du lịch, GO!

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Ngắm thác Tạt Nàng, tắm suối Chiềng Yên

(HVH) - Danh thắng thác Tạt Nàng nằm tại Bản Phụ Mẫu I, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ. Từ ngã ba khu rừng già (khu rừng nguyên sinh có nhiều cây cổ thụ, cách ngã ba Đồng Bảng 20km, cách trung tâm huyện 25km) vượt qua khoảng 7 km đường quanh co, cua gấp, đèo dốc hiểm trở tiến sâu vào trung tâm xã tầm 2 km du khách sẽ đến với thác Tạt Nàng.

Ẩn mình sau những ruộng bậc thang lúa xanh mơn mởn đang thì con gái, thác Tạt Nàng quanh năm tung bọt trắng xóa, tưới mát cho ruộng đồng và cả tâm hồn người lữ khách phương xa. Dừng đỗ xe ở ngoài đường, du khách đi men theo hai lối nhỏ được bê tông hóa chừng 150 - 200m thì sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt và kỹ càng dòng thác hùng vĩ này.

Thác bắt nguồn từ hai dòng Suối Tà Xam và Suối Tà Piu, chảy từ bản Phụ Mẫu 2 dồn về bản Phụ Mẫu 1 tạo thành.
Dulichgo
Thác nước cao hơn 100m, được phân thành 3 tầng, xung quanh cây cối xanh tốt, du khách sẽ được đắm mình vào bản hòa ca của tiếng thác đổ ầm ì với tiếng chim rừng reo ca, hòa mình với thiên nhiên hoang sơ và dòng nước mát lạnh; cùng lặng nghe người dân địa phương kể tích chuyện tình yêu cảm động của đôi trai gái dưới dòng thác.

Tên gọi thác Tạt Nang (Tát Nàng) được bắt nguồn từ câu chuyện thời lập bản lập mường. Ngày xưa, có cô gái, mẹ mất sớm, vì thương con người bố ở vậy nuôi con. Cô càng lớn càng xinh đẹp, ăn trầu nuốt từ cổ xuống nhìn thấy nước trầu màu đỏ đi qua cổ, nhiều chàng trai đem lòng yêu mến, đến hỏi làm vợ nhưng cô gái chỉ đem lòng yêu mến gửi trọn cho chàng trai, con của dòng họ có mối thù truyền kiếp với gia tộc cô, cha cô và cả gia tộc kiên quyết phản đối mối nhân duyên này.
Dulichgo
Hai người không đến được với nhau, cô gái vui tươi ngày nào càng trở nên buồn rầu, lầm lũi, thân hình hao gầy. Một hôm, nhân lúc bố cô lên rừng đốn củi, người ta thấy cô gái mang đồ dệt thổ cẩm của mình để ở đỉnh “Tát Nặm” rồi gieo mình xuống dòng thác.

Tát Nang có từ đó, dịch theo tiếng Thái “Tát” là “thác”, “nang”là “Nàng tiên, người đẹp”. Ngày nay, nếu ai đó có duyên khi đến chân thác có thể sẽ nhìn thấy xa xa bóng dáng cô gái ngồi bên khung cửi, quay sợi phía sau dòng nước.
Dulichgo
Bản Phụ Mẫu là địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái, cái tên bản đã gợi nhắc cho ta một thứ tình cảm rất thiêng liêng. Theo người dân nơi đây, ngày xưa bản có ụ mối to, theo tiếng Thái gọi là “hang phổng púa”, sau đọc chệch đi thành Phụ Mẫu.

Cũng có người cho rằng ngày xưa bản nhỏ dần được mở rộng ra, sau lại chia tách gọi là bản bố, bản mẹ (Phụ Mẫu). Nơi đây nhiều thế hệ đã cùng nhau sinh sống chính vì thế những nét truyền thống vẫn còn được lưu truyền và giữ nguyên từ đời này sang đời khác.

Đến với bản Phụ Mẫu du khách sẽ được đi tham quan và chụp ảnh tại thác Tạt Nàng, tìm hiểu kiến trúc Nhà sàn, Trang phục truyền thống… và hòa mình vào với thiên nhiên, con người nơi đây. Sau hành trình dài di chuyển đến đây du khách cũng khá mệt mỏi nhưng chẳng phải lo lắng quá lâu, chỉ cần ngâm mình trong suối nước nóng dưới chân núi Bò Ui là mọi ưu phiền, stress sẽ tan biến hết.

Suối nước nóng Chiềng Yên có một điểm đặc biệt khác hẳn với các điểm suối nước nóng đã được quy hoạch dịch vụ thành khu, buồng tắm riêng có màn che. Đó là nước đầu nguồn từ trong núi chảy ra trong vắt, ấm nóng 35°-40°, được kè đá thành hai bể chứa diện tích hơn 50m². Các chàng trai cô gái trong bản sẽ tắm cộng đồng, không có mành che chắn, các cô gái tắm phía trên, các chàng trai tắm ở phía dưới. Mó nước nóng này được cho là lời giải thích rõ ràng nhất tại sao những cô gái ở bản làng nơi đây có một làn da trắng như trứng gà bóc, mái tóc đen dài óng ả và dáng người cao ráo, thanh mảnh.
Dulichgo
Núi rừng Tây Bắc Sơn La
Bản làng ẩn dưới sương pha khói mờ
Đồi chè xanh ngát hồn thơ
Tiếng sơn nữ hát trên bờ ruộng thang…

Theo Web Thông tin huyện Vân Hồ
Du lịch, GO!